Truy cập

Hôm nay:
122
Hôm qua:
166
Tuần này:
946
Tháng này:
507
Tất cả:
216025

Ý kiến thăm dò

BÀI TRUYỀN THÔNG HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI RÁC THẢI

Ngày 10/07/2023 00:00:00

UBND XÃ VẠN HÒA
BCĐ VS ATTP

BÀI TRUYỀN THÔNG
HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI RÁC THẢI


Việc phân loại rác tại nguồn sẽ là một hoạt động khả thi khi có sự đồng nhất của các khâu: xả thải - phân loại - thu gom - xử lý. Ngoài sự tham gia tích cực của người dân; sự chỉ đạo,phối hợp giữa các ban, ngành thì cần phải có sự giám sát của Ban giám sát cùng với một kế hoạch giám sát thích hợp, xuyên suốt các quá trình như: phân loại rác từ các hộ gia đình; bỏ rác, thu gom rác tại các điểm tập kết, điểm trung chuyển rác… đồng thời, cần phải có các phương án duy trì tính hiệu quả để tạo thành thói quen cho người dân. Cụ thể:

* Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế:Là các loại rác vô cơ có thể tái sử dụng hoặc tái chế như: Chai lọ nhựa, thủy tinh sạch có thể tái sử dụng hoặc bán phế liệu, các loại giấy sạch, sắt thép phế liệu, vỏ các hộp sữa rửa sạch...

- Đối với hộ gia đình, cá nhân: tự xử lý đối với rác có thể tái chế hoặc bán phế liệu. Chỉ thu gom rác vô cơ và hữu cơ ra điểm chung chuyển rác thải.

- Đối với nơi công cộng

Tại nơi công cộng như các thôn, làng bố trí các bể chứa rác hoặc thùng rác to (cũng được phân loại thành 2 loại là rác hữu cơ và rác vô cơ). Nếu bố trí được diện tích và nhân lực sẽ tiến hành ủ phân ngay tại nơi công cộng.

10.30.png

Chất thải thực phẩm (Rác hữu cơ):Rác hữu cơ là các loại rác dễ phân hủy như thức ăn thừa, rau củ quả, trái cây, bã trà, cà phê, cỏ, lá cây... Những rác thải này sẽ được đem đi chế tạo thành phân bón. Có rất nhiều rác thải hữu cơ như:

- Phế thải nông nghiệp: Như rơm, rạ, thân, cành hoặc lá cây không có giá trị sử dụng hoặc ít có giá trị

- Các loại rác thải là những nguyên liệu công nghiệp như: Vỏ cà phê, bã mía, vỏ lạc...

- Phế thải từ những hoạt động chế biến tinh bột.

- Thực phẩm đã bị hỏng hoặc thức ăn thừa: Như rau củ quả, thịt, cá, trứng,…

- Xác các loại động vật

10.31.png

10.32.png

Hình 1. Rác hữu cơ

* Chất thải nguy hại:pin, ắc quy thải bỏ, các loại hóa chất hết hạn sử dụng.....

* Rác vô cơ:túi ni lông, đồ nhựa, sành, thủy tinh, bao bì chứa kem đánh răng, các loại mắm, muối không thể tái sử dụng, xương động vật, đồ chơi, quần áo cũ, xỉ than...

10.33.png

10.34.png

Hình 2. Rác vô cơ và các loại rác có thể tái chế

BÀI TRUYỀN THÔNG HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI RÁC THẢI

Đăng lúc: 10/07/2023 00:00:00 (GMT+7)

UBND XÃ VẠN HÒA
BCĐ VS ATTP

BÀI TRUYỀN THÔNG
HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI RÁC THẢI


Việc phân loại rác tại nguồn sẽ là một hoạt động khả thi khi có sự đồng nhất của các khâu: xả thải - phân loại - thu gom - xử lý. Ngoài sự tham gia tích cực của người dân; sự chỉ đạo,phối hợp giữa các ban, ngành thì cần phải có sự giám sát của Ban giám sát cùng với một kế hoạch giám sát thích hợp, xuyên suốt các quá trình như: phân loại rác từ các hộ gia đình; bỏ rác, thu gom rác tại các điểm tập kết, điểm trung chuyển rác… đồng thời, cần phải có các phương án duy trì tính hiệu quả để tạo thành thói quen cho người dân. Cụ thể:

* Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế:Là các loại rác vô cơ có thể tái sử dụng hoặc tái chế như: Chai lọ nhựa, thủy tinh sạch có thể tái sử dụng hoặc bán phế liệu, các loại giấy sạch, sắt thép phế liệu, vỏ các hộp sữa rửa sạch...

- Đối với hộ gia đình, cá nhân: tự xử lý đối với rác có thể tái chế hoặc bán phế liệu. Chỉ thu gom rác vô cơ và hữu cơ ra điểm chung chuyển rác thải.

- Đối với nơi công cộng

Tại nơi công cộng như các thôn, làng bố trí các bể chứa rác hoặc thùng rác to (cũng được phân loại thành 2 loại là rác hữu cơ và rác vô cơ). Nếu bố trí được diện tích và nhân lực sẽ tiến hành ủ phân ngay tại nơi công cộng.

10.30.png

Chất thải thực phẩm (Rác hữu cơ):Rác hữu cơ là các loại rác dễ phân hủy như thức ăn thừa, rau củ quả, trái cây, bã trà, cà phê, cỏ, lá cây... Những rác thải này sẽ được đem đi chế tạo thành phân bón. Có rất nhiều rác thải hữu cơ như:

- Phế thải nông nghiệp: Như rơm, rạ, thân, cành hoặc lá cây không có giá trị sử dụng hoặc ít có giá trị

- Các loại rác thải là những nguyên liệu công nghiệp như: Vỏ cà phê, bã mía, vỏ lạc...

- Phế thải từ những hoạt động chế biến tinh bột.

- Thực phẩm đã bị hỏng hoặc thức ăn thừa: Như rau củ quả, thịt, cá, trứng,…

- Xác các loại động vật

10.31.png

10.32.png

Hình 1. Rác hữu cơ

* Chất thải nguy hại:pin, ắc quy thải bỏ, các loại hóa chất hết hạn sử dụng.....

* Rác vô cơ:túi ni lông, đồ nhựa, sành, thủy tinh, bao bì chứa kem đánh răng, các loại mắm, muối không thể tái sử dụng, xương động vật, đồ chơi, quần áo cũ, xỉ than...

10.33.png

10.34.png

Hình 2. Rác vô cơ và các loại rác có thể tái chế