Truy cập

Hôm nay:
152
Hôm qua:
162
Tuần này:
1446
Tháng này:
5360
Tất cả:
214834

Ý kiến thăm dò

Nông Cống thực hiện chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Ngày 20/02/2024 00:00:00

Xác định công tác chuyển đổi số (CĐS) góp phần quan trọng trong công tác cải cách hành chính và thu hút đầu tư, thời gian qua, huyện Nông Cống đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các đơn vị, doanh nghiệp và người dân tham gia.

https://chuyendoiso.thanhhoa.gov.vn/upload/images/2024/01/Nongcong.jpg
Người dân xã Vạn Hòa (Nông Cống) thực hiện các giao dịch điện tử trong mua sắm, tiêu dùng.

Xã Vạn Hòa là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả công tác CĐS, hiện xã đã đạt 8/8 tiêu chí theo lĩnh vực nổi trội về CĐS. Để đạt được kết quả trên, địa phương tập trung đẩy mạnh phát triển 3 trụ cột, gồm: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, cũng như việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai chính phủ điện tử trên địa bàn xã. Theo thống kê, đến nay, xã Vạn Hòa có 2.689/3.557 người trong độ tuổi lao động đang sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ thiết yếu. Trong năm 2023, toàn xã có 2.177/3.557 người trong độ tuổi lao động có tài khoản thanh toán điện tử, đạt 61,2%. Cùng với việc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh, việc sử dụng tài khoản thanh toán điện tử của người dân trong xã đã trở nên khá phổ biến, để thanh toán các loại dịch vụ, như: Chuyển tiền cho người thân, nộp tiền học phí, thanh toán tiền điện, tiền nước, mua hàng trực tuyến... Hiện toàn xã có 287 hộ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ điện cho Điện lực Nông Cống thông qua ứng dụng app CSKH EVN NPC...

Để thực hiện hiệu quả công tác CĐS, UBND huyện Nông Cống đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về xây dựng, phát triển chính quyền số và CĐS bảo đảm tính khả thi, sát với đặc điểm, tình hình và nhu cầu phát triển của mỗi địa phương trên địa bàn huyện; thực hiện nhiệm vụ CĐS bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, đưa người dân lên môi trường số để người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, làm cho người dân nhận thấy công nghệ là hữu ích, thiết thực. Qua đó trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền CĐS mạnh mẽ hơn. Kết quả, đến nay, toàn huyện đã thành lập được 201 tổ công nghệ số cộng đồng ở 100% thôn xóm, tổ dân phố, với 1.010 thành viên tham gia. UBND các xã, thị trấn đã thành lập nhóm quản lý, điều hành và hỗ trợ hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương với 319 thành viên tham gia.

Các nền tảng số đang tiếp tục được huyện Nông Cống ứng dụng và khai thác hiệu quả. Hoạt động hỗ trợ người dân thực hiện CĐS được thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhằm thúc đẩy phát triển CĐS trên địa bàn. Huyện cũng tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ miễn, giảm phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ viễn thông, triển khai các chính sách hỗ trợ giúp người dân tiếp cận dịch vụ công trực tuyến. Hiện, 100% đơn vị đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; thực hiện hiệu quả phần mềm theo dõi nhiệm vụ đối với các phòng, ban, đơn vị cấp huyện và UBND các xã, thị trấn. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến hoạt động ổn định, hiệu quả.

Một trong những nét nổi bật trong CĐS của Nông Cống thời gian qua là việc phát triển thương mại điện tử. Huyện phối hợp với Bưu điện, Viettel, Viễn thông Thanh Hóa hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể có sản phẩm là thế mạnh của huyện lên sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Postmart, tham gia sàn giao dịch điện tử nông sản Thanh Hóa; hỗ trợ cung cấp tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm OCOP của huyện. Đến nay, đã có 20 sản phẩm OCOP, VietGAP được đưa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình CĐS, thời gian tới, UBND huyện Nông Cống tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đầu tư thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện CĐS một cách tích cực, hiệu quả; đưa yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện CĐS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Bên cạnh đó, các ngành, đoàn thể, địa phương tiếp tục tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng về các nền tảng số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc CĐS, cũng như lộ trình xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số của huyện những năm tới.

Nguồn:baothanhhoa.vn

Nông Cống thực hiện chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Đăng lúc: 20/02/2024 00:00:00 (GMT+7)

Xác định công tác chuyển đổi số (CĐS) góp phần quan trọng trong công tác cải cách hành chính và thu hút đầu tư, thời gian qua, huyện Nông Cống đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các đơn vị, doanh nghiệp và người dân tham gia.

https://chuyendoiso.thanhhoa.gov.vn/upload/images/2024/01/Nongcong.jpg
Người dân xã Vạn Hòa (Nông Cống) thực hiện các giao dịch điện tử trong mua sắm, tiêu dùng.

Xã Vạn Hòa là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả công tác CĐS, hiện xã đã đạt 8/8 tiêu chí theo lĩnh vực nổi trội về CĐS. Để đạt được kết quả trên, địa phương tập trung đẩy mạnh phát triển 3 trụ cột, gồm: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, cũng như việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai chính phủ điện tử trên địa bàn xã. Theo thống kê, đến nay, xã Vạn Hòa có 2.689/3.557 người trong độ tuổi lao động đang sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ thiết yếu. Trong năm 2023, toàn xã có 2.177/3.557 người trong độ tuổi lao động có tài khoản thanh toán điện tử, đạt 61,2%. Cùng với việc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh, việc sử dụng tài khoản thanh toán điện tử của người dân trong xã đã trở nên khá phổ biến, để thanh toán các loại dịch vụ, như: Chuyển tiền cho người thân, nộp tiền học phí, thanh toán tiền điện, tiền nước, mua hàng trực tuyến... Hiện toàn xã có 287 hộ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ điện cho Điện lực Nông Cống thông qua ứng dụng app CSKH EVN NPC...

Để thực hiện hiệu quả công tác CĐS, UBND huyện Nông Cống đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về xây dựng, phát triển chính quyền số và CĐS bảo đảm tính khả thi, sát với đặc điểm, tình hình và nhu cầu phát triển của mỗi địa phương trên địa bàn huyện; thực hiện nhiệm vụ CĐS bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, đưa người dân lên môi trường số để người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, làm cho người dân nhận thấy công nghệ là hữu ích, thiết thực. Qua đó trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền CĐS mạnh mẽ hơn. Kết quả, đến nay, toàn huyện đã thành lập được 201 tổ công nghệ số cộng đồng ở 100% thôn xóm, tổ dân phố, với 1.010 thành viên tham gia. UBND các xã, thị trấn đã thành lập nhóm quản lý, điều hành và hỗ trợ hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương với 319 thành viên tham gia.

Các nền tảng số đang tiếp tục được huyện Nông Cống ứng dụng và khai thác hiệu quả. Hoạt động hỗ trợ người dân thực hiện CĐS được thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhằm thúc đẩy phát triển CĐS trên địa bàn. Huyện cũng tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ miễn, giảm phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ viễn thông, triển khai các chính sách hỗ trợ giúp người dân tiếp cận dịch vụ công trực tuyến. Hiện, 100% đơn vị đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; thực hiện hiệu quả phần mềm theo dõi nhiệm vụ đối với các phòng, ban, đơn vị cấp huyện và UBND các xã, thị trấn. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến hoạt động ổn định, hiệu quả.

Một trong những nét nổi bật trong CĐS của Nông Cống thời gian qua là việc phát triển thương mại điện tử. Huyện phối hợp với Bưu điện, Viettel, Viễn thông Thanh Hóa hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể có sản phẩm là thế mạnh của huyện lên sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Postmart, tham gia sàn giao dịch điện tử nông sản Thanh Hóa; hỗ trợ cung cấp tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm OCOP của huyện. Đến nay, đã có 20 sản phẩm OCOP, VietGAP được đưa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình CĐS, thời gian tới, UBND huyện Nông Cống tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đầu tư thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện CĐS một cách tích cực, hiệu quả; đưa yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện CĐS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Bên cạnh đó, các ngành, đoàn thể, địa phương tiếp tục tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng về các nền tảng số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc CĐS, cũng như lộ trình xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số của huyện những năm tới.

Nguồn:baothanhhoa.vn

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)