Truy cập

Hôm nay:
206
Hôm qua:
215
Tuần này:
612
Tháng này:
4526
Tất cả:
214000

Ý kiến thăm dò

Hiệu quả mô hình nuôi yến tại xã Vạn Hòa

Ngày 23/09/2022 00:00:00

Chim yến được biết đến là loài chim có thói quen sinh sống, làm tổ trên những vách đá cao ngoài hải đảo hoặc các hang, động ven biển; thế nhưng, chị Nguyễn Thị Thạo (SN 1983) ở thôn Đồng Thanh, Vạn Hòa, Nông Cống đã nghiên cứu và “dụ” thành công loài chim này về làm tổ ở chính mảnh đất quê hương. Hiện nay, chị đang xây dựng thương hiệu Yến sào Nam Khánh VN nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa phương.

Chim yến được biết đến là loài chim có thói quen sinh sống, làm tổ trên những vách đá cao ngoài hải đảo hoặc các hang, động ven biển; thế nhưng, chị Nguyễn Thị Thạo (SN 1983) ở thôn Đồng Thanh, Vạn Hòa, Nông Cống đã nghiên cứu và “dụ” thành công loài chim này về làm tổ ở chính mảnh đất quê hương. Hiện nay, chị đang xây dựng thương hiệu Yến sào Nam Khánh VN nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa phương.

Từng có 10 năm làm nghề kế toán, nhưng kinh tế gia đình vẫn eo hẹp, năm 2018, chị Nguyễn Thị Thạo đi đến quyết định táo bạo đó là xin nghỉ việc tại Bệnh viện Mắt tỉnh Ninh Thuận và học nghề nuôi, sơ chế tổ yến.

Chị Thạo đã vay vốn của người thân và các tổ chức tín dụng, đầu tư cơ sở yến sào Nam Khánh tại thôn Đá Bắn, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Tại đây chị đã xây dựng 1 nhà yến 5 tầng với diện tích sàn 100m2. Đến nay, sau 14 tháng, nhà yến ở Ninh Thuận đã thu hoạch được 3 lứa với tổng trên 2kg tổ yến. Cùng với đó, chị còn phát triển nghề sơ chế tổ yến, mỗi tháng sơ chế được từ 120 - 130 kg tổ yến.

Đầu năm 2022, sau khi trở về quê nghỉ tết, nhận thấy địa bàn thôn Đồng Thanh, xã Vạn Hòa, (Nông Cống, Thanh Hóa) có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi chim yến, nguồn lao động lại dồi dào, chị Thạo đã thuê chuyên gia khảo sát, đánh giá và quyết định trở về quê hương đầu tư, mở rộng mô hình này.

Chị đã cải tạo một gian nhà cũ, xây thêm tầng 2 làm nhà yến với diện tích sàn khoảng 40m2, đồng thời, lắp đặt hệ thống âm thanh tạo ra tần số phù hợp để dụ chim yến về làm tổ; lắp đặt hệ thống camera để theo dõi, quan sát trong nhà yến. Đến nay, đã có khoảng từ 50 đến 60 đôi đến ở.

Cùng với việc nuôi chim yến, chị Thạo còn nhập tổ yến thô về để sơ chế. Gia đình chị đã đầu tư 2,8 tỷ đồng để san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng 780m2và mua các trang thiết bị máy móc. Hiện tại, cơ sở của chị đang tạo việc làm cho 35 lao động sơ chế tổ yến, với mức lương từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Mỗi tháng cơ sở của gia đình chị sơ chế từ 70 - 80 kg tổ yến thô thành các sản phẩm tổ yến tinh chế cung cấp cho thị trường trong nước như: yến xơ mướp, yến sợi, yến sợi nguyên tổ, chân yến. Ngoài ra, nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Trung Quốc, như: yến ép thẳng, yến rút khô nguyên tổ.

Theo chị Thạo: “Vào sáng sớm, chim yến bay đi khắp nơi kiếm ăn và đến tối mới bay về trú ngụ. Do vậy, yến sào là hoàn toàn tự nhiên và có giá trị dinh dưỡng cao. Việc sơ chế tổ chim yến phải trải qua quy trình nhiều bước, không dùng hóa chất độc hại để tẩy rửa mà làm bằng phương pháp thủ công hết sức tỉ mỉ".

Để tiếp tục phát triển nghề nuôi chim yến và sơ chế tổ yến tại quê hương, gia đình chị Thạo đang đầu tư thêm máy móc để phát triển dòng sản phẩm yến chưng với nhiều hương vị khác nhau. Hàng tháng, sau khi trừ mọi chi phí gia đình chị có thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng.

Tuy mới ở bước đầu, song mô hình nuôi và sơ chế tổ yến của gia đình chị Nguyễn Thị Thạo được đánh giá là hướng phát triển mới trong phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương. Hiện nay, gia đình chị đã thành lập Công ty Cổ phần Yến sào Nam Khánh VN, hướng tới tạo việc làm cho gần 500 lao động. Đặc biệt, sản phẩm của công ty được xã Vạn Hòa lựa chọn, làm hồ sơ đăng ký chứng nhận là sản phẩm OCOP.

Nguồn: VHĐS

Hiệu quả mô hình nuôi yến tại xã Vạn Hòa

Đăng lúc: 23/09/2022 00:00:00 (GMT+7)

Chim yến được biết đến là loài chim có thói quen sinh sống, làm tổ trên những vách đá cao ngoài hải đảo hoặc các hang, động ven biển; thế nhưng, chị Nguyễn Thị Thạo (SN 1983) ở thôn Đồng Thanh, Vạn Hòa, Nông Cống đã nghiên cứu và “dụ” thành công loài chim này về làm tổ ở chính mảnh đất quê hương. Hiện nay, chị đang xây dựng thương hiệu Yến sào Nam Khánh VN nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa phương.

Chim yến được biết đến là loài chim có thói quen sinh sống, làm tổ trên những vách đá cao ngoài hải đảo hoặc các hang, động ven biển; thế nhưng, chị Nguyễn Thị Thạo (SN 1983) ở thôn Đồng Thanh, Vạn Hòa, Nông Cống đã nghiên cứu và “dụ” thành công loài chim này về làm tổ ở chính mảnh đất quê hương. Hiện nay, chị đang xây dựng thương hiệu Yến sào Nam Khánh VN nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa phương.

Từng có 10 năm làm nghề kế toán, nhưng kinh tế gia đình vẫn eo hẹp, năm 2018, chị Nguyễn Thị Thạo đi đến quyết định táo bạo đó là xin nghỉ việc tại Bệnh viện Mắt tỉnh Ninh Thuận và học nghề nuôi, sơ chế tổ yến.

Chị Thạo đã vay vốn của người thân và các tổ chức tín dụng, đầu tư cơ sở yến sào Nam Khánh tại thôn Đá Bắn, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Tại đây chị đã xây dựng 1 nhà yến 5 tầng với diện tích sàn 100m2. Đến nay, sau 14 tháng, nhà yến ở Ninh Thuận đã thu hoạch được 3 lứa với tổng trên 2kg tổ yến. Cùng với đó, chị còn phát triển nghề sơ chế tổ yến, mỗi tháng sơ chế được từ 120 - 130 kg tổ yến.

Đầu năm 2022, sau khi trở về quê nghỉ tết, nhận thấy địa bàn thôn Đồng Thanh, xã Vạn Hòa, (Nông Cống, Thanh Hóa) có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi chim yến, nguồn lao động lại dồi dào, chị Thạo đã thuê chuyên gia khảo sát, đánh giá và quyết định trở về quê hương đầu tư, mở rộng mô hình này.

Chị đã cải tạo một gian nhà cũ, xây thêm tầng 2 làm nhà yến với diện tích sàn khoảng 40m2, đồng thời, lắp đặt hệ thống âm thanh tạo ra tần số phù hợp để dụ chim yến về làm tổ; lắp đặt hệ thống camera để theo dõi, quan sát trong nhà yến. Đến nay, đã có khoảng từ 50 đến 60 đôi đến ở.

Cùng với việc nuôi chim yến, chị Thạo còn nhập tổ yến thô về để sơ chế. Gia đình chị đã đầu tư 2,8 tỷ đồng để san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng 780m2và mua các trang thiết bị máy móc. Hiện tại, cơ sở của chị đang tạo việc làm cho 35 lao động sơ chế tổ yến, với mức lương từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Mỗi tháng cơ sở của gia đình chị sơ chế từ 70 - 80 kg tổ yến thô thành các sản phẩm tổ yến tinh chế cung cấp cho thị trường trong nước như: yến xơ mướp, yến sợi, yến sợi nguyên tổ, chân yến. Ngoài ra, nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Trung Quốc, như: yến ép thẳng, yến rút khô nguyên tổ.

Theo chị Thạo: “Vào sáng sớm, chim yến bay đi khắp nơi kiếm ăn và đến tối mới bay về trú ngụ. Do vậy, yến sào là hoàn toàn tự nhiên và có giá trị dinh dưỡng cao. Việc sơ chế tổ chim yến phải trải qua quy trình nhiều bước, không dùng hóa chất độc hại để tẩy rửa mà làm bằng phương pháp thủ công hết sức tỉ mỉ".

Để tiếp tục phát triển nghề nuôi chim yến và sơ chế tổ yến tại quê hương, gia đình chị Thạo đang đầu tư thêm máy móc để phát triển dòng sản phẩm yến chưng với nhiều hương vị khác nhau. Hàng tháng, sau khi trừ mọi chi phí gia đình chị có thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng.

Tuy mới ở bước đầu, song mô hình nuôi và sơ chế tổ yến của gia đình chị Nguyễn Thị Thạo được đánh giá là hướng phát triển mới trong phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương. Hiện nay, gia đình chị đã thành lập Công ty Cổ phần Yến sào Nam Khánh VN, hướng tới tạo việc làm cho gần 500 lao động. Đặc biệt, sản phẩm của công ty được xã Vạn Hòa lựa chọn, làm hồ sơ đăng ký chứng nhận là sản phẩm OCOP.

Nguồn: VHĐS

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)